Trách nhiệm Nội_các_Singapore

Nội các được lãnh đạo bởi Thủ tướng Lý Hiển Long, ảnh chụp năm 2004

Thẩm quyền hành pháp của Singapore được trao cho Tổng thống và có thể thi hành được bởi Tổng thống hoặc Nội các Singapore hoặc bất kỳ Bộ trưởng nào được Nội các ủy quyền[43]. Tuy nhiên, Tổng thống thường đóng một vai trò danh nghĩa và phần lớn mang tính lễ nghi trong nhánh hành pháp của chính phủ. Mặc dù Tổng thống thực hiện theo ý định cá nhân trong việc thực hiện các chức năng nhất định như kiểm tra Nội các và Nghị viện Singapore,[44] mặt khác Tổng thống vẫn được yêu cầu phải hành động theo lời khuyên của Nội các hoặc của một Bộ trưởng hoạt động dưới thẩm quyền chung của Nội các[45]. Chính Nội Các có sự chỉ đạo chung và sự kiểm soát của Chính phủ[46]. Vì Singapore theo hệ thống chính quyền Westminster nên nghị trình lập pháp của Nghị viện được xác định bởi Nội các. Khi bắt đầu mỗi kỳ họp Nghị viện mới, Tổng thống đưa ra một bài diễn văn do Nội các soạn thảo phác thảo nội dung Nội các dự định đạt được trong phiên họp.

Theo Hiến pháp, Nội các đều có trách nhiệm chung với Nghị viện[46]. Về lý thuyết, Nghị viện đóng vai trò kiểm soát quyền lực của Nội các như việc Bộ trưởng được yêu cầu biện minh cho hành động và chính sách của họ khi bị thẩm vấn bởi các nghị sĩ. Tuy nhiên, tại Singapore, đây là một cơ chế kiểm soát yếu kém bởi vì Đảng Hành động Nhân dân cầm quyền chiếm đa số trong Nghị viện và các thành viên đảng là những nghị sĩ được yêu cầu theo nguyên tắc của đảng để bỏ phiếu theo các hướng dẫn của bên Whip (quan chức phụ trách công tác tổ chức).[47]

Không được phép triệu tập Nội các ngoại trừ thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ[48]. Trên thực tế, Thủ tướng phải tham dự và chủ trì các cuộc họp nội các, nhưng khi Thủ tướng vắng mặt thì có thể bổ nhiệm một Bộ trưởng khác làm chủ tọa[49].

Bất cứ khi nào Thủ tướng bị bệnh hay vắng mặt ở Singapore hoặc đã được phép nghỉ việc, nhiệm vụ của chức vụ này trong Hiến pháp sẽ được thi hành bởi một Bộ trưởng khác được Tổng thống ủy quyền [50]. Nhìn chung, Tổng thống phải hành động theo thỏa thuận với đê nghị của Thủ tướng trong việc chỉ định một Bộ trưởng vào mục đích này. Tuy nhiên, Tổng thống có thể hành động theo ý riêng của mình, nếu theo ý kiến của Tổng thống không thể lấy ý kiến của Thủ tướng được do bệnh tật hoặc vắng mặt[51].

Trách nhiệm của các Bộ trưởng

Thủ tướng Chính phủ có thể, bằng cách đưa ra hướng dẫn bằng văn bản, giao phó bất kỳ Bộ trưởng nào có trách nhiệm đối với bất kỳ bộ phận hoặc chủ thể nào[52]. Trên thực tế, điều này được thực hiện bằng cách ban hành các thông báo được xuất bản trên Công báo Chính phủ. Ví dụ, Hiến pháp nước Cộng hòa Singapore (Trách nhiệm của Bộ trưởng cao cấp và Bộ trưởng Phối hợp An ninh Quốc gia, Văn phòng Thủ tướng) Thông báo 2009 nêu rõ:

Thông tư này thông báo cho thông tin chung rằng theo Điều 30 (1) của Hiến pháp nước Cộng hòa Singapore, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị rằng ông S. Jayakumar, với hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2009, sẽ chịu trách nhiệm về những vấn đề sau:

(a) các vấn đề an ninh quốc gia liên quan hoặc ảnh hưởng đến nhiều Bộ;(b) Chủ tịch Ủy ban Xét duyệt Chính sách An ninh;(c) các vấn đề chính sách đối ngoại liên quan hoặc ảnh hưởng đến nhiều Bộ; và(d) các vấn đề chính sách đối ngoại liên quan đến đàm phán pháp luật hoặc xét xử quốc tế,

và ông sẽ được chỉ định làm Bộ trưởng cao cấp và Bộ trưởng Phối hợp An ninh Quốc gia.

Các Bộ trưởng có thể do Thủ tướng Chính phủ chỉ định phụ trách các Bộ đặc biệt, hoặc là Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng. Các Bộ trưởng này trước đây gọi là Bộ trưởng không bộ.

Thủ tướng có thể giữ lại bất kỳ bộ phận hoặc chủ thể nào phụ trách[53].

Liên quan